MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Lý do chọn đề tài
2-3
Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài
3-4
Thuận lợi
3-4
Khó khăn
4
Số liệu thống kê
4
Nội dung chọn đề tài
4-22
Cơ sở lý luận
4-7
Nội dung và biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
7-22
Nguyên liệu vật liệu
7-8
Chọn mẫu đồ chơi
8
Hướng dẫn trẻ làm
8-9
Sử dụng sản phẩm
9
Trang trí môi trường lớp học
9-11
Môi trường cho trẻ hoạt động
11-12
Trong lớp học của bé
11
Góc chơi chức năng của lớp
12
Dạo chơi tham quan
12-22
Phối hợp với phụ huynh
22
Kết quả
22-23
Bài học kinh nghiệm
23-23
Kết luận
24
Tài liệu tham khảo
24
ĐỒ CHƠI TỰ TẠO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN TRẺ MẦM NON
I. Lý do chọn đề tài :
Đối với trẻ em mầm non việc đến trường học không giống như những học sinh phổ thông là phải học, phải làm bài, viết bài… Vì trẻ mầm non chỉ có vui chơi là chính. Vì hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non là vui chơi thông qua chơi mà trẻ học
Trẻ con ham chơi ư ? Dĩ nhiên rồi, đó là một nhu cầu chính đáng. Có điều là, chúng ta trước giờ cứ quen nghĩ, việc con chơi chẳng có gì là quan trọng cả. Ta chỉ chú trọng hướng con em vào học, viết bài… Và chỉ cho con chơi khi những việc’’ Chính yếu” đó là xong. Ít ai được biết rằng , khi trẻ chơi, cũng là lúc chúng đang học, đang làm việc. Từ những trò chơi trẻ học được nhiều điều về bản thân chúng, về những người xung quanh, về thế giới. Thời gian chơi là một trong những khoảng thời gian quan trọng nhất để giúp trẻ học tập và trưởng thành. Vì vậy đồ chơi đóng vai trò quan trọng ở trường mầm non, nhưng bằng cách nào chúng ta chọn lựa đồ chơi phù hợp cho trẻ để giúp trẻ học được gì qua những đồ chơi đó
Như chúng ta đã biết hiện nay trên thị trường có rất nhiều đồ chơi cho trẻ mầm non , tuy nhiên xét về phương diện giáo dục chung không thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường mầm non, nói chung là rất phong phú và đa dạng nhưng xét về mặt tác dụng thì nó còn hạn chế rất nhiều. Vì đa số đồ chơi không được ở dạng mở , trẻ chỉ chơi một cách máy móc không tư duy, sáng tạo khi chơi đôi khi còn không phù hợp tâm sinh lý của trẻ. Hơn thế nữa việc mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến tiền bạc của phụ huynh trong khi các phụ, phế phẩm từ gia đình đang sẵn có và có rất nhiều cho các cháu có thể sử dụng tái tạo làm đồ chơi cho chính mình , khi món đồ chơi tự tay trẻ làm ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quý và hứng thú hơn nhiều so với các đồ chơi mua sẵn . Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ yêu quý sức lao động
ngay khi còn bé. Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên tôi nghĩ rằng việc dạy cho trẻ tự làm đồ chơi là việc hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non
Là một giáo viên mầm non tôi cần có những biện pháp cần giúp trẻ tạo ra những đồ chơi phù hợp với khả năng tư duy của trẻ . Hơn nữa việc tổ chức ra những trò chơi và tận hưởng cảm giác thú vị khi hoàn thành sản phẩm từ những trò chơi ấy luôn là một trò vui hấp dẫn kích thích trẻ
Xuất phát từ những ý nghĩa đó, đồng thời cũng từ thực tế của lớp tôi và dựa vào đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ “Dạy trẻ làm đồ chơi tự tạo”
II. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài
1/ Thuận lợi:
Cô đã qua trường lớp sư phạm, đã đứng lớp nhiều năm liền đồng thời là lớp điểm.
Được Ban giám hiệu bồi dưỡng và dự giờ trường bạn về tổ chức hoạt động góc
Trường có tạo điều kiện cấp đồ chơi cho từng chủ đề ,chủ điểm , đồng thời bản thân cũng học hỏi các đồng nghiêp trong và ngoài trường , tham khảo qua tài liệu sách báo các chương trình dạy trẻ làm đồ chơi sáng tạo
Lớp có góc chơi nghệ thuật hay còn gọi là góc“ Sáng tạo của bé “
Trẻ luôn được cô tạo điệu kiện trong việc tiếp xúc với góc chơi sáng tạo của bé
Lớp có nhiều đồ chơi sáng