MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọ đề tài
Trang 2-3
PHẦN NỘI DUNG
I-Lí luận và thực trạng
Lí luận
Trang 3-4
2-Thực trạng
Trang 5
2.1-Thuận lợi
Trang 5
2.2- Khó khăn
Trang 5
II-Biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ
Tổ chưc trò chơi dân gian phù hợp với đội tuổi
Trang 5-6
Lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với chủ đề
Trang 6-10
Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi cho trẻ chơi
Trang 10-18
Tổ chức trò chơi dân gian mọi lúc mọi nơi
Trang 19-20
5-Phối hợp phụ huynh tổ chức trò chơi dân gian
Trang 20
III-Kết quả
Trang 20-21
IV- Điều kiện ứng dụng vào thực tế
Trang 21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I-Kết luận
Trang 22
II-Kiến nghị
Trang 23
Tài liệu tham khảo & phụ lục hình ảnh
Trang 23-29
PHẦN MỞ ĐẦU
I-Lí do chọn đề tài:
Hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi.Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe,được học tập mà quan trọng là được thỏa mản nhu cầu vui chơi giải trí .Cuộc sống của trẻ không thể thiếu những trò chơi , nhất là đối với trẻ mẫu giáo thì hoạt động chủ yếu của trẻ là “ học mà chơi, chơi mà học” qua việc chơi trẻ sẽ nhận thức rõ ràng về môi trường quanh mình .
Mỗi người chúng ta ai cũng từng là một đứa trẻ và từng chơi những trò chơi của trẻ . Những động tác đưa đẩy của kéo cưa lừa xẻ hay những bước nhảy lò cò của trò chơi nhảy lò cò , hay những cú ném vòng chơi ném vòng… tất cả như một bức tranh cuộc sống sinh động . Những trò chơi dân gian bình dị ấy chính là nhưng bài học thường thức dạy cho trẻ làm quen và quan sát những gì gần gũi , đơn giản xung quanh trẻ
Trò chơi dân gian là di sản văn hóa của dân tộc được kết thành từ quá trình lao động , sinh hoạt hàng ngày nó tích tụ cả trí tuệ ,niềm vui sống của bao thế hệ , trò chơi dân gian mang lại cho trẻ nhiều điều bổ ích , thú vị làm cho thế giới xung quanh trẻ tươi đẹp hơn, làm giàu vốn cảm xúc , tình cảm trí tuệ cho trẻ em. Trên thế giới này không có một dân tộc nào không có trò chơi riêng của con em mình , bởi vì tất cả trẻ em đều cần chơi để lớn lên do vậy chính các em đã tạo ra các trò chơi và hướng dẫn cho nhau chuyền từ thế hệ này sang thế hệ khác từ vùng này dẫn sang vùng khác .Một đặc trưng quan trọng khiến cho các trò chơi dân gian dễ dàng đi vào đời sống tâm hồn của mỗi đứa trẻ, đó là các trò chơi dân gian thường rất đơn giản, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, đồ vật phục vụ cho trò chơi rất dễ tìm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên, thậm chí chỉ là cái dây, hòn sỏi, que tre, viên gạch chúng có thể nhặt trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi..Mà cũng thật lạ với bọn trẻ, có thể hôm nay chơi chán trò này, nhưng ngày mai chúng lại cảm thấy thích thú, lại cảm thấy hào hứng với chính trò chơi đó, chúng lại chơi, lại nhảy hết trò này đến trò khác. Có lẽ vì thế mà những trò chơi dân gian có một sức sống lâu bền trong tâm trí mỗi người.
Trò chơi dân gian không đơn thuần là trò chơi của trẻ em mà nó còn chứa đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo giàu bản sắc .Đưa trò chơi dân gian vào chương trình học là quay lại giáo dục truyền thống cho học sinh, nhờ đó văn hóa truyền thống được lưu truyền cho thế hệ sau
Đúng như lời của PGS.TS Nguyễn Văn Huy phó giám đốc bảo tàng VHVN: “Cuộc sống đối với trẻ không thể thiếu những trò chơi .Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hóa của dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc .Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ , giúp trẻ phát tiển tư duy ,sáng tạo , mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước .Ngày nay các em ở một xã hội công nghiệp , chỉ quen với máy móc không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi .Thiệt thòi hơn khi các