PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG
TRƯỜNG MG THANH TUYỀN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
Thanh Tuyền, ngày tháng năm 2014
QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
(Ban hành kèm theo quyết định số QĐ –MGTT ngày tháng năm 2014 của Hiệu trưởng trường Mẫu Giáo Thanh Tuyền).
CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng thực hiện
Quy chế này quy định nội dung thực hiện chăm sóc – giáo dục trẻ của cán bộ giáo viên, các tổ chuyên môn, bộ phận được giao nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường; Quy định cơ cấu tổ chức chuyên môn trong nhà trường.
Điều 2. Mục đích yêu cầu
Quy chế chuyên môn là cơ sở để Hiệu trưởng nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ và đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ giáo viên trong năm học.
Là căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ giáo viên theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Mọi cán bộ giáo viên có trách nhiệm thực hiện những nội dung quy định trong quy chế này.
Điều 3. Căn cứ để xây dựng quy chế chuyên môn
- Căn cứ điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Giáo Dục Đào tạo và Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường Mầm non ban hành kèm theo quyết định số 14/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo về việc ban hành điều lệ trường Mầm non.
- Căn cứ Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông công lập (Ban hành kèm theo quyết định số 06/2006/QĐ- BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ);
- Căn cứ Thông tư số 43/2006/TT– BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo;
CHƯƠNG II. NỘI DUNG QUY CHẾ
Điều 4. Tổ chuyên môn
1. Cơ cấu tổ chức
Tổ chuyên môn được thành lập theo quy định tại Điều 16 Điều lệ trường mầm non của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Toàn trường được bố trí 03 tổ chuyên môn như sau:
- Tổ mẫu giáo mầm-chồi;
- Tổ mẫu giáo lớn.
- Tổ Cấp Dưỡng
2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn
2.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ; giúp tổ viên xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác;kiểm tra đôn đốc mỗi tổ viên thực hiện nghiêm túc việc dạy đúng, dạy đủ theo chương trình, đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác của tổ viên.
2.2. Xây dựng và đăng kí các tiêu chí, chỉ tiêu của từng tháng, học kỳ và cả năm học cho từng nhóm, lớp. Nhận xét, đánh giá hàng tháng, từng học kỳ và cả năm học. Sau đánh giá có biện pháp khắc phục những hạn chế cho tháng sau, kỳ sau.
2.3. Tổ chức học tập trao đổi kinh nghiệm chăm sóc - giáo dục trẻ. Làm đồ dùng dạy học; Tổ chức dự giờ các thành viên trong tổ để rút kinh nghiệm; Tổ chức bồi dưỡng để nâng cao trình độ tổ viên; Đánh giá kết quả chăm sóc – giáo dục trẻ thuộc phạm vi tổ phụ trách, bàn các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ toàn diện, bao gồm cả trẻ hòa nhập.
2.4. Cùng Phó hiệu trưởng chuyên môn xây dựng phân phối chương trình theo hướng dẫn của phòng GD&ĐT trình duyệt Hiệu trưởng phê duyệt; Xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị giáo dục theo danh mục tối thiểu của Bộ GD&ĐT.
2.5. Tổ chức phong trào thi đua trong tổ, nhận xét đánh giá tổ viên; Thảo luận kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ của giáo viên; Việc đánh giá, xếp loại tổ viên thực hiện theo các văn bản sau:
- Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông công lập (Ban hành kèm theo quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ).
- Thông tư số 43/2006/TT–BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo;
- Quyết định 02/2008/QĐ-BGDĐT quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm