TRƯỜNG MẪU GIÁO THANH TUYỀN
CĐCS MẪU GIÁO THANH TUYỀN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
Thanh Tuyền, ngày tháng năm 2014
QUY CHẾ PHỐI HỢP
GIỮA CHÍNH QUYỀN VÀ CÔNG ĐOÀN
( Ban hành kèm theo QĐ số /-MGTT ngày / /2014)
cứ vào công văn số 284/LT.GD, về việc hướng dẫn liên tịch quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa chính quyền và công đoàn.
Công đoàn cơ sở Mẫu giáo Thanh Tuyền phối hợp với chính quyền chuyên môn thành lập quy chế hoạt động phối hợp giữa chính quyền chuyên môn và công đoàn cơ sở.
I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và người lao động, cùng với chính quyền các cấp chăm lo bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động; đại diện và tập hợp người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, quản lý kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước, tổ chức động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ tập thể, thực hiện nghĩa vụ công dân;
Quan hệ công tác giữa Nhà trường và Công đoàn là hợp tác, tôn trọng quyền độc lập của mỗi tổ chức. Hiệu trưởng nhà trường khi thực hiện chức năng quản lý của mình mà có liên quan đến trách nhiệm và lợi ích của CB-GV-CNV nhất thiết phải có sự phối hợp, bàn bạc, thống nhất với đại diện Công đoàn nhà trường.
II
THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ
Điều 2. Khi xây dựng chương trình, kế hoạch chiến lược, kế hoạch công tác năm, học kỳ; Nhà trường gửi trước văn bản dự thảo cho Công đoàn nghiên cứu, đóng góp ý kiến và thống nhất.
Điều 3. Những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của Đoàn viên công đoàn bị xâm phạm, Công đoàn có quyền tổ chức cho tập thể công đoàn đối thoại với Nhà trường.
Điều 4. Công đoàn có trách nhiệm phối hợp cùng nhà trường chuẩn bị nội dung Hội nghị cán bộ, công chức và chỉ đạo kiểm tra, theo dõi việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị theo chức năng.
Điều 5. Công đoàn tham gia với Nhà trường chỉ đạo thực hiện dân chủ, công khai trong việc tín nhiệm cán bộ quản lý nhà trường và tuyển dụng cán bộ công chức theo kế hoạch hàng năm.
Điều 6. Công đoàn tham gia đánh gia chuẩn hiệu trưởng theo quy định của Bộ GD.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC QUẢN LÝ PHONG TRÀO THI ĐUA
Điều 7. Nhà trường có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua để đạt hiệu quả thiết thực. Sau khi bàn bạc với Công đoàn, nhà trường quyết định mục tiêu, nội dung, khen thưởng và phối hợp với Công đoàn sơ kết, tổng kết đánh giá phong trào thi đua :
1/ Đợt I: từ 01/ 9/ 2014 -25/12/2014
2/ Đợt II: từ 26 /12/2014 - 25/3/2015
3/ Đợt III: từ 26/3/2015 - 25/5/2015
4/ Tổng kết thi đua từ : 26/5/2015-31/5/2015
Điều 8. Công đoàn có trách nhiệm đề ra các biện pháp chỉ đạo, động viên đoàn viên công đoàn hăng hái hưởng ứng các phong trào thi đua do nhà trường phát động, tổ chức các hội nghị chuyên đề, hội thảo, câu lạc bộ để trao đổi kinh nghiệm chỉ đạo phong trào, phát hiện và nhân điển hình tiên tiến, vận động đoàn viên công đoàn nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm đã đúc kết qua thực tiễn.
Điều 9. Công đoàn phối hợp cùng với nhà trường tổ chức gặp mặt các nhà giáo nhiều kinh nghiệm; các cá nhân, tập thể, đơn vị tiên tiến để kịp thời cổ vũ phong trào.
CHƯƠNG IV
KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG, HỢP PHÁP, CHĂM LO ĐỜI SỐNG NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 10. Nhà trường và Công đoàn có trách nhiệm phổ biến, thông tin đầy đủ các chế độ chính sách của nhà nước, những chủ trương của địa phương, của ngành đến đoàn viên công đoàn để đoàn viên công đoàn theo dõi giám sát, thực hiện.
Điều 11. Các hội đồng có liên quan đến lợi ích đoàn viên công đoàn đều có đại diện Công đoàn tham gia. Khi Nhà trường và Công đoàn không thống nhất thì báo cáo lên cơ quan quản lý Nhà nước và Công đoàn cấp trên nghiên cứu giải quyết. Nếu hai bên vẫn chưa nhất trí thì Nhà trường quyết định và tự chịu trách nhiệm; Công đoàn có quyền bảo lưu ý kiến của mình.
Điều 12. Công đoàn có quyền tổ chức