PHÒNG, CHỐNG BỆNH TAY-CHÂN - MIỆNG NĂM HỌC 2024-2025

Thứ bảy - 30/11/2024 20:56
PHÒNG, CHỐNG BỆNH TAY-CHÂN - MIỆNG NĂM HỌC 2024-2025
KẾ HOẠCH
Phòng chống bệnh Tay – Chân – Miệng
Năm học 2024-2025


         Căn cứ công văn số 172/PGDĐT ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện Dầu Tiếng về việc khẩn trương triển khai các biện pháp tăng cường công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng trong cơ sở giáo dục mầm non, trường Tiểu học;
Căn cứ Kế hoạch số 29/KH-MNBS-YT ngày 06 tháng 9 năm 2024 của Bộ phận Y tế trường Mầm non Bến Súc  Kế hoạch công tác y tế trường học năm học 2024-2025;
Căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị.
 Để chủ động phòng, chống bệnh Tay chân miệng lây lan trong trường học.   
 Trường Mầm non Bến Súc xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh Tay chân miệng tại đơn vị như sau:
I. MỤC TIÊU
  • Tăng cường công tác giám sát, phát hiện kịp thời trường hợp mắc bệnh, ca bệnh nghi ngờ. Tổ chức xử lý ổ dịch đúng quy trình, không để dịch bùng phát lan rộng.
  • Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thái độ thực hành đúng cho cộng đồng về tác hại của bệnh Tay– Chân – Miệng và các biện pháp phòng tránh.
  • Thực hiện tốt công tác cách ly, khử khuẩn phòng lây nhiễm.
  • Hạn chế thấp nhất xảy ra tử vong.
II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
        1. Nội dung.
  • Tuyên truyền sâu rộng trong CBGV, phụ huynh và học sinh về cách phòng chống dịch bệnh, các biện pháp cách ly, giám sát, khử trùng tại nơi ở và nơi học tập, vui chơi.
  • Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh tại trường học và đến tận hộ gia đình. Thường xuyên theo dõi số học sinh nghỉ ốm: tìm hiểu lý do nghỉ ốm, các triệu chứng của bệnh.
  • Thường xuyên giám sát chặt chẽ ca bệnh xác định, ca bệnh nghi ngờ phòng bệnh lây lan.
  • Hướng dẫn khử trùng bằng hóa chất Chloramin B tại các lớp học và nhà ăn bán trú.
  • Phối hợp tốt với trạm y tế trong công tác phòng chống dịch và xử lý dịch bệnh.
        2. Tổ chức thực hiện.
         - Triển khai giám sát, khoanh vùng khi phát hiện ra ca dịch đầu tiên và thông báo cho BCĐ phòng chống dịch thành phố, Trung tâm Y tế dự phòng.
         - Tổ chức tuyên truyền đến tận phụ huynh, giáo viên và các học sinh về phòng chống dịchTay– Chân – Miệng.
         - Tăng cường giám sát dịch bệnh tại địa phương, nếu phát hiện các trường hợp nghi ngờ bị bệnh cần cách ly kịp thời và thông báo lên khoa truyền nhiễm Trung tâm y tế dự phòng thành phố.
         - Giám sát tình hình dịch bệnh tại trường để phát hiện các trường hợp bị mắc bệnh, cách ly các cháu bị bệnh và có biện pháp xử lý thích hợp nhằm hạn chế lây lan ra cộng đồng.
         3. Các biện pháp xử lý ổ dịch.
         3.1.Tại trường học:
  • Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ huynh học sinh, giáo viên và tất cả các em cũng như nhân viên cấp dưỡng các kiến thức, đường lây truyền, vệ sinh cá nhân, cách ly bệnh nhân và các biện pháp phòng chống dịch bệnhTay– Chân – Miệng.
  • Phát hiện trẻ bị mắc bệnh, cho trẻ nghỉ tại nhà không đến lớp ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh đến khi trẻ hết loét miệng và các phỏng nước.
  • Khi có 2 trẻ trở lên trong 1 lớp học bị mắc bệnh trong vòng 7 ngày thì cho lớp nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca bệnh cuối cùng để cắt đứt đường lây truyền.
  • Bản thân cán bộ y tế và các thầy giáo, cô giáo theo dõi hàng ngày, đặc biệt khi trẻ đến lớp, các biểu hiện: Sốt, xuất huyết, loét miệng, phỏng nước để thông báo cho gia đình, cơ sở y tế xử lý kịp thời.
         - Bảo đảm tất cả trẻ em, người lớn thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như: vệ sinh răng miệng, rửa tay sạch và thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh.
         - Thực hiện một số biện pháp hạn chế lây truyền theo đường “Phân – Miệng” khác như: ăn chín uống sôi.
         - Thường xuyên giám sát VSATTP, vệ sinh khu vực chế biến, bát đũa phải được ngâm tráng nước sôi trước và sau khi sử dụng.
          - Thường xuyên làm thông gió lớp học.
          3.2. Tại gia đình bệnh nhân:
          - Bệnh nhân phải được cách ly tránh lây nhiễm cho người khác. Khi có các biểu hiện biến chứng thần kinh hoặc tim mạch như rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, yếu liệt chi, mạch nhanh, sốt cao thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh kịp thời.
           - Bệnh nhân đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, che miệng khi ho, hắt hơi và giữ khoảng cách khi nói chuyện. Không để virus lây lan sang người khác.
           - Phân và chất thải bệnh nhân phải được khử trùng bằng Chloramin B.
           - Quần áo, chăn màn, dụng cụ của bệnh nhân phải được khử trùng bằng đun sôi, ngâm dung dịch Chloramin B 2%.
           - Đối với người chăm sóc bệnh nhân: Hướng dẫn thực hành vệ sinh cá nhân, đặc biệt rửa tay sau khi vệ sinh cho trẻ.
           - Hạn chế tối đa tiếp xúc như: hôn, sử dụng chung các dụng cụ khi trẻ bị bệnh.
           - Khi trẻ có các triệu chứng bệnh Tay– Chân – Miệng không cho phép tham gia các hoạt động gặp gỡ đông trẻ khác như đến lớp, đi bơi,…
           - Theo dõi các biểu hiện sốt, loét miệng, phỏng nước đối với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em để kịp thời thông báo cho cơ quan y tế xử lý, điều trị.
           4. Công tác truyền thông.
           - Tăng cường công tác tuyên truyền tại trường học trên hệ thống loa phát thanh các thông điệp phòng chống bệnh Tay– Chân – Miệng hàng tuần vào các buổi chào cờ đầu tuần.
          - Gắn các tờ rơi áp phích tại các lớp học, bảng tin, để phụ huynh học sinh và các lớp tiện theo dõi.
          Trên đây là Kế hoạch phòng, chống bệnh Tay – Chân – Miệng trong trường học năm 2024-2025 của trường Mầm non Bến Súc./.
 

Tác giả: Mầm non Bến Súc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

Bánh canh: thịt gà, cà rốt
nấm rơm, súp lơ, hành lá
Sữa Grow Plus

Bữa trưa:

Cơm: cá lóc kho tộ hành lá
nước dừa
Canh rau ngót, mướp hương
thịt nạc, nghêu
 Đậu đũa xào
 

Bữa xế:

Bánh Flan
Súp: thịt heo, tôm, trứng gà
bột bắp, bột năng, bắp tươi
nấm rơm, cà rốt, ngò rí

Bữa chiều:

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

CV số 104/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 29/05/2024. Trích yếu: giữ trẻ trong hè

Ngày ban hành: 29/05/2024

KH số 34/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh

Ngày ban hành: 27/05/2024

KH số 33/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: tuyển sinh lớp 1

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 100/PGDĐT-TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 99/PGDĐT-TH

Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống

Ngày ban hành: 23/05/2024

Video Clips

Album ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

HÌNH 1
logo
logo
h4
HINH 4
H4
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi