KẾ HOẠCH
Phòng, chống dịch bệnh Sởi năm học 2024 – 2025
/uploads/mgthanhtuyen/news/2024_11/kh-phong-chong-benh-soi-24-25.docx
Căn cứ Công văn số 206/PGDĐT, ngày 20 tháng 9 năm 2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Dầu Tiếng về việc tăng cường triển khai công tác phòng, chống bệnh sởi trong trường học;
Để chủ động công tác phòng chống dịch, bệnh trong nhà trường, trường MN Bến Súc xây dựng kế hoạch triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh sởi trong trường học năm học 2024-2025 như sau:
I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu chung:
- Chủ động giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý dịch kịp thời, triệt để, tổ chức tốt hoạt động sơ cấp cứu cho trẻ mắc sởi, khống chế không để bùng phát dịch;
- Phối hợp chặt chẽ với trạm Y tế xã Thanh Tuyền trong công tác tiêm chủng mở rộng của trẻ tại trường .
2. Mục tiêu cụ thể:
- Giám sát, phát hiện sớm, xử lý đúng quy trình, không để bệnh lây lan, hạn chế tối đa tỉ lệ trẻ mắc bệnh.
- Cải thiện các điều kiện vệ sinh môi trường học tập của nhà trường đảm bảo khung cảnh, đồ dùng đồ chơi sạch, không bụi bẩn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của trẻ, các bậc phụ huynh, cán bộ, giáo viên và nhân viên về kiến thức phòng bệnh. Đảm bảo 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường nắm bắt được nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, cách xử lý của bệnh.
- Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, phương tiện chủ động phòng chống bệnh.
- Phối hợp với cơ quan y tế có chức năng, hướng dẫn tập huấn tham mưu về công tác phòng chống và xử lý bệnh. Từ đó bổ sung những biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm theo đúng quy định.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
1. Công tác tổ chức, chỉ đạo:
- Kiện toàn Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại nhà trường;
- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch sởi năm 2024-2025.
- Chủ động, tích cực tổ chức triển khai công tác phòng, chống bệnh sởi.
- Chuẩn bị đầy đủ cơ số hóa chất, trang thiết bị sẵn sàng xử lý ổ dịch.
- Báo cáo kết quả thực hiện theo đúng quy định.
2. Công tác vệ sinh:
- Vệ sinh môi trường xung quanh sạch – đẹp, đồ dùng đồ chơi, vận dụng được ngâm rửa thường xuyên bằng xà phòng, chất tẩy rửa. Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân phòng chống bệnh.
- Phát hiện, xử lý kịp thời và cách ly trẻ bị bệnh tránh lây lan cho trẻ khác.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với phụ huynh học sinh, phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh để nâng cao ý thức phòng chống cho trẻ.
- Phối hợp với cơ quan y tế có chức năng, hướng dẫn, tập huấn tham mưu về công tác phòng chống dịch bệnh. Từ đó bổ sung những biện pháp phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả.
- Chủ động giám sát, phát hiện xử lý kịp thời, đúng quy định khi có trẻ mắc bệnh. Tăng cường công tác kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra đột xuất về công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho trẻ.
- Kết hợp lồng ghép và hướng dẫn vệ sinh thân thể trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
- Bổ sung trang thiết bị thuốc, các dụng cụ thiết yếu khi có bệnh xảy ra.
- Cung cấp tài liệu cho 100% cán bộ và giáo viên nắm rõ được nguyên nhân, cách phòng để phát hiện và cách ly kịp thời tránh lây lan cho trẻ khác.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các lớp duy trì vệ sinh sạch sẽ, lớp học thoáng mát.
- Đảm bảo khung cảnh sư phạm luôn: Sạch sẽ, nhiều cây xanh, hệ thống thoát nước kín đảm bảo vệ sinh. Hàng tuần toàn trường tổng vệ sinh lớp học (lau cửa sổ, cửa chính, góc chơi....), lau cây cảnh đồ chơi ngoài trời vào thứ hai và thứ sáu hàng tuần.
- Chỉ đạo các khối lớp, bếp ăn, các bộ phận trong nhà trường có lịch vệ sinh phòng lớp đảm bảo lớp học luôn thoáng mát, sạch sẽ, không bụi bẩn. Đồ dùng đồ chơi, bàn ghế, cửa các dụng cụ, vận dụng thường xuyên sử dụng của trẻ được ngâm rửa lau thường xuyên bằng xà phòng.
- Giáo viên thực hiện tốt hoạt động rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ phù hợp với yêu cầu độ tuổi. Làm tốt công tác phối hợp, tuyên truyền phụ 3 huynh học sinh để quẩn áo trẻ luôn sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, móng tay, móng chân sạch sẽ, biết giữ gìn vệ sinh, biết tự vệ sinh phục vụ bản thân.
- Lau rửa nhà vệ sinh thường xuyên 2 lần /1 ngày vào buổi trưa và cuối ngày đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, không có mùi, khô ráo.
- Thường xuyên kiểm tra định kỳ và đột xuất vệ sinh các lớp. Kết hợp với bài giảng rèn luyện cho trẻ có những thói quên tốt cho sức khỏe. Phối hợp với phụ huynh học sinh cùng giáo dục.
- Trẻ được súc miệng nước muối hàng ngày.
- 100% trẻ được rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau các giờ hoạt động ngoài trời. Giáo viên và nhân viên rửa tay ngay bằng dung dịch sát trùng khi nấu ăn, chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh, đặc biệt sau khi vệ sinh cho trẻ.
-Thực hiện nghiêm túc về sơ chế, chế biến thức ăn cho trẻ đảm bảo theo quy định.
3.Tăng cường công tác tuyên truyền:
- Viết bài tuyên truyền về bệnh sởi: đường lây, cách phát hiện bệnh sởi, các biện pháp phòng bệnh cho CBGVNV và phụ huynh học sinh.
- Tuyên truyền, trao đổi để phụ huynh học sinh phối hợp với nhà trường có trẻ có biểu hiện các triệu chứng của bệnh cần:
+ Thông báo với giáo viên, nhà trường để có biện pháp xử lý, vệ sinh tránh lây lan rộng.
+ Cách ly trẻ và đưa trẻ đến cơ quan y tế để điều trị đề phòng các biến chứng và tránh lây lan cho các trẻ trong lớp.
+ Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp như nói chuyện, che miệng khi hắt hơi, giữ khoảng cách khi nói chuyện và không sử dụng chung các đồ dùng, dụng cụ để tránh lây lan.
+ Không cho trẻ tham gia các hoạt động đông người, không đến lớp học khi chưa khỏi bệnh.
4. Công tác giám sát, xử lý, thông tin, báo cáo dịch bệnh.
Cập nhật, giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe học sinh hàng ngày nhằm phát hiện sớm học sinh có biểu hiện mắc bệnh để thông báo với gia đình đưa trẻ đến cơ sở y tế khám, điều trị, hạn chế lây lan trong trường.
*Khi phát hiện trẻ bị bệnh:
- Cách ly tại phòng y tế, số lượng nhiều cách ly tại chính lớp học đó.
- Chuyển trẻ đến cơ sở y tế nơi gần nhất. Ngâm rửa đồ dùng, đồ chơi, bàn, ghế, cánh cửa, dụng cụ học tập, khăn mặt, ca cốc ở lớp đó bằng dung dịch cloraminB và các lớp còn lại bằng xà phòng.
5. Khi có dịch sởi cần thực hiện các biện pháp sau:
- Báo cáo ngay những trường hợp mắc bệnh trong vòng 24 giờ cho cơ quan y tế địa phương.
- Cách ly người bệnh ở phòng riêng. Không cho bệnh nhân tiếp xúc với thai phụ chưa có miễn dịch.
- Trẻ em mắc bệnh không được đến trường học và người lớn không được đến các nơi làm việc trong vòng 7 ngày sau khi mắc;
- Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh;
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, đặc biệt sát khuẩn mũi, họng hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường bằng nước muối;
- Thực hiện vệ sinh môi trường sống, đảm bảo nhà cửa sạch sẽ và thông thoáng.
6. Tiêm chủng vác xin sởi
- Đảm bảo tỷ lệ đối tượng trong chương trình TCMR được tiêm đầy đủ các loại vác xin phòng bệnh, trong đó có bệnh sởi ( >95%). Rà soát thống kê số trẻ chưa tiêm vác xin sởi hoặc tiêm chưa đủ mũi theo quy định để vận động tuyên truyền cho phụ huynh cho trẻ đi tiêm bổ xung.
III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ:
1. Thành viên Ban chỉ đạo:
- Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống dịch sởi của nhà trường theo sự chỉ đạo của cấp trên và cơ quan y tế.
- Kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch sởi của các bộ phận.
- Đảm bảo kinh phí phòng chống dịch theo quy định hiện hành.
2. Cán bộ y tế nhà trường:
- Tham mưu cho Ban chỉ đạo xây dựng và triển khai kế hoạch.
- Tham mưu Ban giám hiệu đảm bảo về thuốc, hóa chất, trang thiết bị tại nhà trường theo quy định.
- Phối hợp với cơ quan y tế, giáo viên lớp tổ chức tốt công tác phòng chống dịch sởi và xử lý khi dịch bệnh xảy ra.
- Cập nhật thông tin mới của dịch bệnh cung cấp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, đọc trên loa phát thanh của nhà trường cho phụ huynh học sinh vào giờ đón trả trẻ.
- Tổng hợp báo cáo trẻ nghỉ ốm hàng ngày và báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định.
3. Giáo viên, nhân viên nhà trường:
- Thực hiện các hoạt động phòng chống dịch sởi tới toàn thể giáo viên, cán bộ công nhân viên thuộc tổ mình.
- Thông báo đến giáo viên khối, lớp mình.
+ Vận động phụ huynh và học sinh tham gia tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cho chính bản thân mình và tại cộng đồng.
+ Nắm bắt được tình hình sức khỏe của học sinh lớp mình.
+ Thông báo và cách ly học sinh có biểu hiện bệnh tại phòng y tế.
+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và thực hiện đúng quy chế nuôi dạy.
4. Kinh Phí:
- Từ nguồn kinh phí thường xuyên.
- Từ nguồn tự chủ
VI. ĐÁNH GIÁ:
Đánh giá, rút kinh nghiệm trong cuộc họp Ban chỉ đạo y tế hàng tháng. Nêu rõ mặt đạt được và những hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.