KẾ HOẠCH
Phòng, chống dịch bệnh Sốt Xuất Huyết trong trường học
Năm học 2024-2025
Căn cứ công văn số 105/ PGDĐT- MN ngày 04 tháng 6 năm 2022 của PGD&ĐT Dầu Tiếng về việc tăng cường công tác Phòng chống dịch bệnh mùa hè và chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống dịch Sốt xuất huyết;
Để thực hiện tốt chương trình bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho CB-GV-NV và trẻ mầm non trong nhà trường năm học 2024-2025. Trường MN Bến Súc xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Bảo đảm sức khỏe cho CBGV-NV và học sinh. Phát hiện sớm ca bệnh, không để dịch bệnh lan rộng trên địa bàn.
-Truyền thông hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho CBGV-NV và các trẻ mầm non.
2. Mục tiêu cụ thể
- Hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do dịch bệnh gây ra.
- Hạn chế trẻ mắc Sốt xuất huyết không để bệnh lây lan cho các bé.
- Hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc bệnh dịch khác
II. CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG DỊCH
1. Công tác chỉ đạo
- Hiệu trưởng triển khai công văn, hướng dẫn xây dựng kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh Sốt Xuất Huyết, tổ chức lồng ghép nội dung họp để nắm tình hình dịch bệnh.
- Lập kế hoạch phân công cho từng thành viên thực hiện và tổ chức giám sát nhằm đôn đốc, nhắc nhở mọi người tham gia phòng chống dịch bệnh một cách tích cực.
2. Công tác truyền thông
- Truyền thông với nhiều hình thức: treo băng-rôn, áp phích, đăng trên Website trường, phát thanh tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trong trường học.
- Tổ chức các buổi tuyên truyền cho cha mẹ trẻ trong các giờ loa phát thanh của trường, qua giờ đón trả trẻ, qua các buổi họp PHHS đầu năm, cuối năm…
3. Biện pháp xử lý, phòng chống dịch bệnh
3.1. Bệnh Sốt Xuất Huyết
- Ban giám hiệu trường tổ chức chiến dịch tổng vệ sinh môi trường nhằm giảm số ca mắc sốt xuất huyết trong nhà trường.
- Báo cáo kịp thời các trường hợp mắc bệnh cho ngành Y tế địa phương nhằm kiểm soát các điểm nguy cơ, vùng nguy cơ bộc phát dịch sốt xuất huyết, tăng cường giám sát côn trùng tại các khu vực, điểm nguy cơ để chủ động chống bệnh sốt xuất huyết.
- Phối hợp với Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã Thanh Tuyền xử lý các dịch sốt xuất huyết theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
* Phòng bệnh :
- Phân công CB- GV- NV làm tốt công tác phát quang, tổng vệ sinh
- Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách: tuyên truyền phụ huynh
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng/bọ gậy.
+ Thay rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ hàng tuần.
+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
- Phòng chống muỗi đốt:
+ Mặc quần áo dài tay.
+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và phân công trách nhiệm công việc cụ thể cho các thành viên;
- Tuyên truyền giáo dục cho tất cả CBGV-NV và trẻ và cha mẹ trẻ biết về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
- Phải vệ sinh trường lớp hàng ngày và phối hợp với Trạm Y tế xã phun xịt thuốc khử trùng khuôn viên trường thường xuyên để phòng các bệnh truyền nhiễm.
- Thường xuyên cập nhật tình hình học sinh nghỉ học do mắc các bệnh truyền nhiễm và báo ngay cho Phòng GD-ĐT, trạm Y tế xã khi thấy xuất hiện các ca bệnh trong nhà trường.
- Giáo viên chủ nhiệm tăng cường các biện pháp quản lý học sinh, thông báo kịp thời cho cha mẹ học sinh các trường hợp học sinh có dấu hiệu mắc bệnh.
- Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo kịp thời khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu mắc bệnh về Y tế địa phương; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Trung tâm Y tế dự phòng nhằm có hướng xử lý kịp thời không để lây lan trong trường học.
Về hoá chất :
- Lập dự trù xin hoá chất ở trạm y tế xã khi có dịch bệnh xảy ra; mua hàng vệ sinh tẩy trùng hàng tháng trong kinh phí tiền Vệ sinh phí của trẻ đóng góp;
- Liên hệ với trạm y tế xin tờ rơi, áp phích tuyên truyền các dịch bệnh.
Trên đây là kế hoạch triển khai phòng, chống dịch bệnh Sốt Xuất Huyết năm học 2024-2025 của Trường Mầm non Bến Súc./